Công Ty In Ấn Quảng Cáo 2H chuyên cung cấp những ấn phẩm in UV và in kỹ thuật số chất lượng, với đủ loại màu sắc từ rực rỡ, tươi tắn cho đến những màu trầm theo yêu cầu của quý khách. Trong quá trình thiết kế những ấn phẩm, những bảng màu in ấn đóng vai trò rất quan trọng, có thể quyết định đến sự thành – bại của sản phẩm in. Bài viết bên dưới Công Ty In Ấn 2H sẽ giới thiệu đến các bạn những hệ màu dùng trong in ấn, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Khách hàng có nhu cầu in các ấn phẩm chất lượng với giá thành rẻ hãy liên hệ với chúng tôi theo:
Hotline: 0707 102 202 0779.102.202
Địa chỉ: 1A đường 11, khu phố 1, Phường Linh Tây, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Cam kết trả hàng trong vòng 2h từ khi tiếp nhận đơn hàng
Hệ màu dùng trong in ấn là gì?
Hệ màu sử dụng trong in ấn là những loại màu sắc thường được dùng trong thiết kế và in ấn những ấn phẩm. Hiện nay những bảng màu in ấn được ưa chuộng sử dụng trong in ấn đó là: Hệ màu CMYK, RBG, LAB, PMS,…
Một hệ màu sẽ được tạo nên bằng cách sau: Từ một nhóm nhỏ màu chính, sau đó nhóm nhỏ màu này sẽ được phân chia theo một tỷ lệ hợp lý để tạo ra các màu khác nhau. Sau đó tập hợp chúng lại với nhau thành một hệ thống màu sắc hoàn chỉnh.
Hệ màu được phân chia ra làm hệ màu cộng và hệ màu trừ:
- Hệ màu cộng: Là hệ màu có khả năng tự phát sáng. Hệ màu cộng thường được sử dụng nhiều cho những vật có khả năng phát sáng như: Màn hình ti vi, máy tính, điện thoại, thiết kế web, hình ảnh sử dụng với mục đích online,…
- Hệ màu trừ: Là hệ màu nhìn thấy được nhờ sự phản xạ của ánh sáng. Đây là hệ màu thường được ứng dụng cho những vật không có khả năng tự phát ra được ánh sáng, mà chỉ phản xạ lại ánh sáng từ những nguồn sáng khác chiếu tới. Hệ màu trừ thường được sử dụng rất nhiều trong in ấn như: In banner, in standee, in bạt Hiflex, in PP, in bảng hashtag cầm tay,…
Xem thêm: [Báo Giá] In Hashtag Cầm Tay Lấy Ngay Trọn Gói Mới Nhất
Những hệ màu được sử dụng trong in ấn phổ biến nhất hiện nay
In ấn dùng hệ màu gì? Dưới đây là những hệ màu thường được sử dụng trong in ấn, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:
1. Hệ màu RGB – Bảng màu in ấn có màu sắc tươi và rực rỡ
Hệ màu RGB là hệ màu cộng, được tạo nên từ 3 loại màu sắc:
- Đỏ (R – Red)
- Xanh lá (G – Green)
- Xanh biển (B – Blue)
Sự tổng hợp ba loại màu này với tỷ lệ hợp lý sẽ cho ra màu gốc được rõ ràng và đẹp nhất. Bảng màu in ấn RGB thường được sử dụng để: Thiết kế nên những sản phẩm in ấn, thiết kế hình ảnh, hiển thị màu trên: Màn hình tivi, máy tính, camera,…
- Ưu điểm:
-
- Màu sắc rực rỡ, tươi sáng và rất đẹp cho trải nghiệm xem được sống động và vô cùng chân thực.
- Màu sắc phong phú và đa dạng: Dải màu của RGB phong phú, nhiều hơn so với hệ CMYK, vì vậy hệ màu RGB rất được ưa chuộng lựa chọn để thiết kế hình ảnh, website,… trên máy tính.
- Từng chi tiết rất nhỏ trên điểm ảnh đều sẽ được chuẩn hóa màu sắc một cách chân thực nhất.
- Nhược điểm:
-
- Khi sử dụng hệ màu này để in những ấn phẩm, màu sắc được thể hiện trên chất liệu sẽ không được giống hệt như trong file thiết kế. Vì vậy hệ màu dùng trong in ấn RGB sẽ không thật sự phù hợp sử dụng để in thực tế cho những sản phẩm như: In poser, in decal, in bạt Hiflex, in bảng hiệu,…
- Phải chuyển đổi từ hệ màu RGB sang hệ màu CMYK nếu muốn tiến hành in một ấn phẩm nào đó, chính vì thế mà chất lượng màu sắc khi in sẽ có sự chênh lệch.
- Độ sắc nét của hệ màu RGB phụ thuộc vào thiết bị thể hiện màu, cho nên khi quan sát màu RGB trên những thiết bị khác nhau, chất lượng màu sắc sẽ có sự thay đổi nhất định.
- Ứng dụng:
-
- Hệ màu RGB thường được sử dụng để có thể quan sát được hình ảnh, video, màu sắc được hiển thị trên những thiết bị điện tử như: Điện thoại, máy tính bảng, tivi thông minh, màn hình led,…
- Tương thích với những nền tảng thiết kế trên máy tính như: Photoshop, Canva, Adobe Spark, Autocad, Coreldraw, Adobe Indesign, Adobe Illustrator,…
2. Hệ màu CMYK – Bảng màu in ấn được dùng phổ biến trong ngành in
Hệ màu CMYK là hệ màu trừ, đây là hệ màu được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực in ấn, hệ màu CMYK được tạo nên từ 4 loại màu sắc:
- Xanh lơ (C – Cyan)
- Hồng sẫm (M – Magenta)
- Màu vàng (Y – Yellow)
- Màu đen (K – Keyline)
Sở dĩ màu đen được viết tắt bằng chữ K mà không phải là chữ B (Black) vì chữ B đã được đại diện cho màu xanh (Blue) bên hệ màu RGB rồi. Chữ K được lấy trong chữ cái cuối cùng của từ Black. Còn từ key được sử dụng với ý nghĩa là màu sắc có tính nền tảng, then chốt, đóng vai trò rất quan trọng trong in ấn.
- Ưu điểm:
-
- Giúp tiết kiệm được mực in: Trong in ấn, để có thể tạo ra được màu đen thì các đơn vị in ấn thường trộn 3 màu Xanh lơ + Hồng sẫm + Màu đen (CMY) với tỷ lệ là 1:1:1. Tuy nhiên, việc pha màu như vậy sẽ gây ra tình trạng tốn rất nhiều mực, không chỉ vậy lỗi phát sinh khi phối màu là không thể tránh. Còn sử dụng hệ màu in ấn CMYK thay vì phải trộn 3 màu lại, chỉ cần bổ sung thêm một hộp màu đen tương đương cho màu gốc. Vì vậy sẽ giúp tiết kiệm được mực in một cách hiệu quả, đồng thời có thể giảm thiểu được chi phí in ấn.
- Tăng tính tương phản cho bản in: Hệ màu CMYK dùng trong in ấn có màu keyline vì vậy sẽ có tác dụng xử lý được những điểm ảnh có độ tương phản khá cao, giúp làm sáng cho sản phẩm in hơn rất nhiều.
-
- Màu khi thiết kế và khi in sẽ không bị chênh lệch: Nếu sử dụng màu RGB để thiết kế ấn phẩm và lựa chọn màu CMYK để in ấn, thì màu sắc trên sản phẩm in sẽ có sự chênh lệch rất lớn. Thay vì sử dụng hệ màu RGB mà chỉ dùng hệ màu in ấn CMYK để thiết kế và in ấn phẩm, thì màu sắc trên máy tính và màu sắc khi in sẽ không có sự thay đổi.
- Giảm thiểu được sai sót: Những máy móc in đời mới, hiện đại sẽ cho ra những ấn phẩm có màu sắc ấn tượng và chất lượng hơn những dòng máy cũ. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cho việc pha chung ba màu CMY sẽ thường xuyên gặp lỗi, dấn đến tình trạng màu sắc khi thiết kế và khi in ấn sẽ có sự khác biệt đi rất nhiều. Sử dụng hệ màu in ấn CMYK sẽ không phải tốn mực để pha chung 3 màu CMY lại, từ đó tránh được những sai sót diễn ra trong quá trình trộn 3 màu sắc này.
- Nhược điểm: Cấu hình màu của bảng màu in ấn CMYK sẽ bị giới hạn hơn một chút so với hệ màu RBG. Ví dụ: Cùng 1 bức hình, hệ màu RGB sẽ cho ra chất lượng hình ảnh rất tốt và sặc sỡ, còn hệ màu CMYK sẽ cho ra màu sắc trầm và buồn tẻ hơn. Tuy nhiên, nếu các bạn cần thiết kế để in ấn thì việc sử dụng hệ màu CMYK sẽ tối ưu hơn so với hệ màu RBG. Vì hệ màu CMYK sẽ tạo ra những ấn phẩm có màu in giống hệt so với mẫu thiết kế file in trên máy tính.
- Ứng dụng: Hiện nay đa số những máy in chỉ sản xuẩt ra những ấn phẩm sử dụng hệ màu CMYK, vì vậy hệ màu này được sử dụng rất nhiều trong ngành in ấn, sau đây là những ứng dụng phổ biến của hệ màu CMYK trong in ấn:
-
- Hệ màu CMYK được sử dụng để in những ấn phẩm bằng các công nghệ như: Công nghệ in nhanh kỹ thuật số, in UV, in Offset, in Flexo,…
- Được sử dụng để thiết kế nên những ấn phẩm như: In bạt Hiflex, in standee, in poster, in dangler, in băng rôn quảng cáo, in tranh canvas, in bảng hashtag cầm tay, in hộp đèn, in bạt UV, in decal dán kính, in PP,…
- Được ứng dụng để in lên những chất liệu như: Vải canvas, bạt không gân, giấy couche, vải silk,…
Xem thêm: Dịch Vụ In UV Trên Vải Silk Chất Lượng Cao Lấy Nhanh
3. Hệ màu Pantone (PMS) – Bảng màu in ấn có màu sắc đa dạng
Ngoài 4 màu cơ bản như Xanh lơ – Hồng sẫm – Màu vàng – Màu đen của bảng màu in ấn CMYK. Hệ màu in ấn Pantone được coi là màu sắc thứ 5 hay còn được gọi là màu đã được pha sẵn, không cần phải pha trộn lại. Thông thường màu này sẽ được pha bằng cách nghiên cứu, sau đó sẽ thông qua quy trình tiêu chuẩn hóa với những thông số kỹ thuật cơ bản trong pha chế. Cuối cùng sẽ được gắn một mã số riêng biệt để dễ dàng nhận biết.
- Ưu điểm:
-
- Có thể sử dụng ngay: Hệ màu dùng trong in ấn Pantone đã được pha sẵn nên có thể sử dụng ngay lập tức.
- Tiện lợi khi sử dụng: Tất cả những màu sắc thuộc hệ màu Pantone đều sẽ được gắn mã số để nhận biết, đồng thời những mã số này sẽ được thống nhất trên toàn cầu. Vì vậy mà những nhà thiết kế ở bất kỳ địa điểm nào cũng có thể tạo ra được những màu trùng khớp mà không cần gặp mặt trực tiếp để tác nghiệp, vì vậy rất tiện lợi khi sử dụng.
-
- Tiết kiệm công sức & Thời gian pha màu: Không cần pha trộn màu nên sẽ không cần đến chuyên viên kỹ thuật pha màu tác nghiệp, vì vậy sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức.
- Không bị lệch màu in: Không lo ngại sẽ bị lệch màu khi in trên những chất liệu in ấn khác biệt nhau vì bảng màu Pantone đã được ghi chú rõ ràng và cụ thể.
- Đa dạng màu sắc: Dải màu của bảng màu in ấn Pantone rất đa dạng, đồng thời còn được cải tiến hàng năm cho nên các bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn để có thể chọn được màu phù hợp với nhu cầu và sở thích.
- Màu sắc rực rỡ: Những màu sắc thuộc hệ màu Pantone sẽ rực rỡ và tươi tắn hơn những màu sắc được pha từ hệ CMYK, vì vậy mà đem lại nhiều năng lượng tích cực và cảm hứng sáng tạo cho người quan sát.
- Nhược điểm: Đối với những lệnh in với hệ màu Pantone, thiết bị in ấn phải được chuẩn bị thật kỹ càng cho những lệnh in khác nhau, chi phí in màu Pantone cũng sẽ cao hơn so với CMYK. Ngoài ra, hệ màu Pantone chỉ có thể kết hợp với hệ màu CMYK chứ không thể kết hợp với hệ màu RGB.
- Ứng dụng:
-
- Được sử dụng để thiết kế màu sắc cho những ấn phẩm như: In bạt không gân, in UV khổ lớn, in PP UV xuyên đèn, in catalogue, in menu, in trang UV vải canvas, in banner, in bill board, in backdrop,… và những ấn phẩm khác.
- Hệ màu Pantone còn được sử dụng để in các ấn phẩm có màu sắc đẹp, rực rỡ bằng những loại máy móc hiện đại như: Máy in Offset, máy in kỹ thuật số, máy in Flexo, máy in phủ UV,…
- Dùng cho những dự án in đòi hỏi có những màu sắc đặc biệt như: Màu huỳnh quang, màu kim loại, màu nhũ bạc/ nhũ vàng,…
- Được dùng để in lên đa dạng các chất liệu như: Decal giấy, decal trong, bạt Hiflex, backlit film, giấy PP, giấy bristol,…
- Ngoài ra những màu sắc của hệ màu in ấn Pantone còn được ứng dụng vào thiết kế nội thất, hội họa, ngành công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm,…
4. Hệ màu LAB
Hệ màu Lab là một chế độ màu có trong phần mềm thiết kế đồ họa Photoshop, màu được được biểu diễn bằng 3 kênh kết hợp như sau:
- Kênh L: Còn được gọi là Lightness – Luminance, kênh L là trục nằm thẳng đứng, có vai trò biểu diễn cho độ sáng của màu sắc, kênh L có giá trị từ 0 – 100 (Black – White). Kênh này không chứa giá trị màu thật sự mà chỉ chứa thông tin của độ sáng.
- Kênh a: Chứa giá trị màu từ màu xanh lá cây (-) cho tới màu đỏ (+) [Green – Red].
- Kênh b: Chứa giá trị từ màu xanh dương (-) cho tới màu vàng (+) [Blue – Yellow].
Thông thường bảng màu in ấn Lab sẽ được sử dụng để tham chiếu khi người thiết kế muốn chuyển đổi màu sắc từ một hệ màu này sang một hệ khác. Ví dụ: Người thiết kế muốn chuyển đổi từ hệ màu RBG sang CMYK. Thì trước tiên họ sẽ chuyển hệ màu RBG sang chế độ Lab, căn chỉnh sao cho phù hợp xong rồi mới chuyển sang hệ màu in ấn CMYK.
- Ưu điểm:
-
- Tách riêng độ sáng và màu sắc: Ưu điểm nổi bật của hệ màu dùng trong in ấn Lab đó là có thể tách riêng ra độ sáng (Kênh L) và giá trị của các màu sắc (Kênh a và b). Vì vậy khi chỉnh màu sắc bằng hệ màu Lab, giá trị màu sắc của hình ảnh sẽ được giữ nguyên, chỉ có cường độ ánh sáng của các điểm ảnh là được thay đổi.
- Không ảnh hưởng đến màu sắc gốc: Vì độ sáng và màu sắc đã được tách riêng nên khi sử dụng hệ màu Lab sẽ không làm ảnh hưởng gì nhiều đến màu sắc gốc của bức ảnh. Điều này tạo nên sự thuận tiện cho người thiết kế, giúp họ có thể tiến hành chỉnh sửa với nhiều kiểu thao tác trên kênh độ sáng.
- Nhược điểm: Màu sắc của sản phẩm in sẽ bị chênh lệch so với mẫu thiết kế file in khi chỉnh màu sắc bằng hệ màu Lab, vì đa số các loại máy in hiện nay đều sử dụng bảng màu in ấn CMYK. Để khắc phục được điều này, các bạn cần chuyển từ hệ màu Lab sang hệ màu CMYK khi muốn tiến hành in một ấn phẩm nào đó.
- Ứng dụng:
-
- Hệ màu dùng trong in ấn Lab được sử dụng để thiết kế những ấn phẩm như: In Pano quảng cáo, in bạt 2 da, in bảng hiệu, in decal lưới, in decal crom, in sticker, in túi giấy, in POSM, in backlit film, in PP cán Format,… và đa dạng những ấn phẩm khác.
- Được dùng để in những sản phẩm được sản xuất bằng các loại máy in tân tiến như: Máy in kỹ thuật số, máy in UV, máy in laser,…
- Được ứng dụng để in lên những chất liệu như: Vải simili, decal 3M, bạt 3M, bạt Hiflex, giấy PP cán Format, backlit film có keo/ không keo, in vải canvas,…
In Ấn Quảng Cáo 2H – Địa chỉ in ấn kỹ thuật số, in UV uy tín giá tốt tại TP.HCM
Công Ty In Ấn Quảng Cáo 2H chuyên in các ấn phẩm chất lượng được in bằng công nghệ in UV và công nghệ in kỹ thuật số. Từ khi thành lập cho đến nay, công ty luôn cố gắng nỗ lực để có thể mang đến cho quý khách hàng những ấn phẩm chất lượng và có độ bền tuyệt vời. Đặt in những ấn phẩm tại Công Ty In Ấn 2H, quý khách sẽ được cam kết:
- Màu sắc của ấn phẩm tuyệt đẹp: Đội ngũ thiết kế tại công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các hệ màu RGB, CMYK, hệ màu Lab, hệ màu Pantone để phối màu cho ấn phẩm. Đảm bảo những sản phẩm in đến tay quý khách có màu sắc đẹp rực rỡ và đạt độ hoàn hảo nhất.
- Đa dạng hình thức in ấn: Công ty cung cấp nhiều dịch vụ in để quý khách tự do lựa chọn như: In UV lên gỗ/ mica/ gạch/ kính/ nhôm, in poster đẹp, in banner, in bảng hiệu với kích thước lớn lên đến vài mét, in hộp đèn, in băng rôn trung thu,… và đa dạng những ấn phẩm khác. Cam kết Trả Hàng Sau 2H Nhận Đơn Hàng.
- Tư vấn hoàn toàn miễn phí: Mọi thắc mắc của quý khách về dịch vụ in ấn của chúng tôi như: Giá thành in ra sao, chất liệu in là gì, hệ màu được sử dụng để thiết kế là gì, in số lượng nhiều có được giảm giá không, in lấy ngay trong ngày được không, có nhận gia công cho sản phẩm không,… đều sẽ được nhân viên tư vấn của Công Ty In Ấn Quảng Cáo 2H tư vấn miễn phí hoàn toàn cho quý khách.
Bài viết trên đây đã thông tin cho quý khách về in ấn dùng hệ màu gì? Cũng như địa chỉ in những ấn phẩm màu sắc đẹp rực rỡ có mặt tại địa bàn TPHCM. Quý khách có nhu cầu đặt in những ấn phẩm in kỹ thuật số, in UV chất lượng với giá thành hợp lý, hãy liên hệ với Công Ty In Ấn Quảng Cáo 2H thông qua những thông tin dưới đây nhé, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH IN ẤN QUẢNG CÁO 2H
Chi Nhánh 1: 1A đường 11, khu phố 1, Phường Linh Tây, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Chi Nhánh 2: 168/6 Vĩnh Phú 32, Thuận An, Bình Dương
Website: https://inan2h.vn/
Hotline: 0707 102 202 0779.102.202
Email: inanquangcao2h@gmail.com
Có thể bạn quan tâm:
[Tổng Hợp] 30+ Mẫu Băng Rôn Chúc Mừng Khai Trương Đẹp Nhất